Trong cuộc sống hiện đại này, đàn ông hay phụ nữ đều có thể tự làm chủ cuộc sống của mình. Vậy lí do gì các chị em khiến bản thân phải vì người khác mà đau lòng, lí do gì mà phụ nữ biến mình thành cây tầm gửi để cuộc đời bám trụ vào một người đàn ông? Sau đó là tổn thương, là rơi nước mắt…Quên hết đi, và sống cho mình đi, hãy thương yêu bản thân mình một chút các chị em à. Làm theo 15 điều này, các chị em sẽ không phải rơi nước mắt vì những người đàn ông không ra gì nữa.
1. Thanh xuân không kéo dài mãi mãi, nên đừng hoang phí nó. Hãy tìm cho mình một mối tình, hoặc để nó tự đến, không thì cứ độc thân vui tính chứ đừng lăng nhăng với hàng tá các mối. Nó không chỉ làm tàn phai nhan sắc của bạn, mà còn khiến bạn đánh mất phẩm giá, đừng trao tặng giá trị của mình cho nhiều người như kiểu hàng tặng ở siêu thị.
Đi với một người đàn ông, bạn là cơm, nhưng đi với tất cả đàn ông, bạn đã biến mình thành phở. Đừng để lối sống buông thả làm hỏng phẩm giá của mình. Sống đúng đắn, bạn sẽ gặp được người đứng đắn.
2. Là phụ nữ, bạn đừng mãi nhìn về quá khứ. Hãy sống tốt cho hiện tại, vì nó quyết định tương lai của bạn. Những gì đã qua, nó qua rồi, đừng khơi gợi lại.
3. Là phụ nữ, hãy hiếu thảo với cha mẹ và yêu thương gia đình mình, hãy ở bên một người đàn ông yêu thương gia đình bạn như chính gia đình anh ấy.
Sau khi kết hôn, phụ nữ hãy xem bố mẹ chồng như bố mẹ của mình và chăm sóc, yêu thương họ, việc làm đó phải xuất phát từ tâm, điều này sẽ khiến phụ nữ trở thành người vợ đáng giá trong mắt chồng.
4. Dựa dẫm và phụ thuộc tài chính vào một người đàn ông? Một người phụ nữ thông minh không bao giờ làm như thế. Bạn đủ sức lực và trí tuệ để tự mình kiếm được tiền trang trải cho cuộc sống. Dù có biến cố nào xảy ra, hãy cho thấy bạn vẫn luôn mạnh mẽ vượt qua, không cần ai cả.
5. Là phụ nữ, đừng tỏ ra ngây thơ, suốt ngày õng ẹo, đừng giả điên xạo xạo, đừng làm giá, đàn ông biết hết đấy! Chỉ là họ cũng đang giả điên theo bạn thôi. Nhưng tới lúc nào đó, họ sẽ vạch mặt bạn vì chán ngán với bộ mặt thảo mai đấy!
6. Là phụ nữ, biết rằng bản thân yếu đuối lắm, cảm tưởng như một cơn gió thổi qua cũng đủ lung lay nhưng phải cố gắng đứng vững trên đôi chân của mình, vùng dậy trước sóng gió, đối mặt với khó khăn và làm chủ bản thân.
7. Là phụ nữ, phải nhớ rằng cuộc đời này không ai cho không ai bất cứ thứ gì, “của biếu là của lo, của cho là của nợ”, thế nên tuyệt đối đừng cứ ai cho gì cũng nhận. Hãy luôn tự đặt câu hỏi: “Tại sao người ta lại cho mình?”.
8. Phụ nữ dịu dàng, tính tình dễ thương thường được những người đàn ông yêu thương và cưng chiều, nhưng điều đó cũng dễ gây nhàm chán. Đến khi bị đàn ông phản bội, vấp phải nỗi đau thì chính những người phụ nữ đó là người chịu tổn thương, không vượt qua được nỗi đau. Vì thế, bạn không cần xinh đẹp hay dịu dàng, dễ thương, chỉ cần làm một người phụ nữ thông minh và khôn ngoan là đủ.
9. Là phụ nữ, dù đêm trước có khóc ướt gối, đau đớn, vật vã thế nào thì sáng hôm sau hãy ăn vận thật chỉn chu trước khi ra khỏi nhà, đừng bao giờ để một người đàn ông hay một sự việc không đáng nào cướp đi phong thái của bạn.
10. Là phụ nữ thật lạ bởi có rất nhiều người đàn ông khiến họ cười nhưng họ lại thường yêu người khiến họ khóc. Tuy nhiên, thay vì cứ hướng mắt về phía nỗi buồn, sao bạn không thử nhìn lại gia đình mình, nhìn lại gương mặt của mẹ và ánh mắt của bố?
11. Một người phụ nữ thông minh sẽ hiểu được tầm quan trọng của gia đình và người thân quý giá như thế nào trong cuộc sống. Bởi lẽ dù có bị cả thế giới ruồng bỏ thì gia đình vẫn luôn ở đó, mở rộng cánh tay và che chở cho bạn.
12. Tiền bạc cũng cực kì quan trọng, nhưng đối với một người phụ nữ thông minh, làm sao để sử dụng tiền hợp lí mới là điều cần quan tâm. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, hãy suy nghĩ sâu sắc và nghĩ đến phần chìm thay vì suy nghĩ nông cạn và chỉ biết đến phần nổi.
13. Là phụ nữ, không được sống ích kỉ nhưng nhất định phải biết thương yêu bản thân. Trước khi bạn muốn yêu thương ai, bạn phải biết yêu thương và tôn trọng chính mình.
14. Một người phụ nữ thông minh sẽ khiến người đàn ông của mình vừa yêu vừa nể. Không cần quá giỏi giang hay nổi bật, chỉ cần là một người khéo léo và biết cách ứng xử, những người phụ nữ này sẽ khiến cánh mày râu không muốn dứt ra.
15. Là phụ nữ, thiệt thòi hơn đàn ông trăm bề, hãy vì sự thiệt thòi đó mà mạnh mẽ, vững chắc, vươn lên. Có khổ hay thiệt thòi cũng đừng bao giờ than vãn, hãy khiến đàn ông tự nhận ra. Hãy sống sao mà để người ta thật lòng yêu thương mình chứ đừng để bản thân phải sống trong sự thương hại!
Cuối cùng, hãy luôn nhớ rằng phụ nữ muốn hạnh phúc thì đừng bao giờ hi sinh vì đàn ông để rồi cuối cùng lại phải rơi nước mắt, không đáng đâu
Bác tài xế taxi quả thật rất nghĩa hiệp, thấy cướp giật là không tha. Tuy nhiên, hành động này liệu là đúng hay sai?
Video cướp túi xách bị taxi tông ngã lộn vòng ở TP HCM đã gây ra nhiều luồng tranh cãi trên mạng xã hội. Sáng 20/4, người phụ nữ đang đi trên vỉa hè thì bị một thanh niên chạy xe máy cướp túi xách. Một tài xế taxi nhìn thấy đã nhanh tay bẻ lái tông tên cướp ngã vào tường. Hắn phải vứt xe máy và túi xách lại rồi bỏ chạy.
Vụ việc khiến nhiều người cảm phục hành động nghĩa hiệp của tài xế taxi, nhưng cũng có những ý kiến cho rằng tài xế này đã mạo hiểm và có thể gây hậu quả khôn lường nếu tên cướp bị nguy hiểm đến tính mạng.
Trước đây, cũng tại TP HCM, một tài xế Mercedes húc văng 2 tên cướp khi bị bẻ gương ôtô. Năm 2013, trong lúc chờ đèn đỏ tại giao lộ Nguyễn Văn Trỗi – Hoàng Văn Thụ hướng về sân bay Tân Sơn Nhất (Tân Bình, TP HCM), anh Nguyễn Chí Trung bị hai tên cướp bẻ gương chiếu hậu xe Mercedes. Lập tức, anh lái ôtô đuổi theo và tông chúng ngã sõng soài xuống đường.
Tuy nhiên, một thẩm phán TAND TP HCM sau khi xem video này đã cho rằng hành động của anh Trung là sai pháp luật có thể bị xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng. Bởi hành vi cướp giật của hai thanh niên kia đã hoàn thành, thế nên người tài xế không thể cho rằng việc chủ ý tông vào bọn cướp là chống lại hành vi trái pháp luật của bọn cướp. Việc cố ý lái ôtô tông vào người khác như vậy có thể phạm vào tội Cố ý gây thương tích, thậm chí là Giết người. Cũng may trong sự việc này hậu quả nghiêm trọng chưa xảy ra.
Người xưa nói : “Miệng có thể nói lời đẹp như hoa hồng, miệng cũng có thể nói lời độc như gai ma vương. Tu dưỡng khẩu đức, cũng tức là tu luyện trường năng lượng của bản thân, người mà toàn thân tràn đầy năng lượng tốt đẹp mới có thể gặp nhiều may mắn.
Khẩu đức tốt mới có thể gặp vận may tốt, vận may tốt mới có thể ít đi đường vòng, thành tựu nhiều hơn. Không nói lời ác độc, không nghe lời thô lỗ. Đây là cách tu dưỡng mà chúng ta nên có.
Xuất ngôn bất cẩn, tứ mã nan truy (Nghĩa:”nói ra lời bất cẩn, lấy lại không còn kịp”), hại người hại mình, vận may chắc chắn càng ngày càng kém. Bỏ được 10 cách nói chuyện tệ hại dưới đây, có được sự tu dưỡng này, bạn sẽ có thể hóa thảm cảnh thành thần kỳ, phong thủy sinh khởi vận may đến.
1. Bỏ đa ngữ (bỏ nói nhiều)
Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra. Nói chuyện không nên nói quá nhiều, nói nhiều là bị thiệt.
Trong Mặc Tử có ghi, học sinh của Mặc Tử là Cầm, hỏi Mặc Tử: “Nói nhiều có ích lợi không?”
Mặc Tử trả lời: “Con cóc, con ếch, cả ngày lẫn đêm đều kêu không ngừng, kêu đến khô mồm mỏi lưỡi, nhưng không có ai để tâm đến tiếng kêu của nó cả. Sáng sớm nhìn thấy con gà trống đó, gáy đúng giờ vào lúc bình minh, trời đất đều chấn động (mọi người đều thức dậy sớm). Nói nhiều thì có ích lợi gì chứ? Chỉ có lời nói được nói ra trong tình huống hợp thời cơ mới có tác dụng thôi.”
Mặc Tử muốn nói với chúng ta, lời không cần nhiều, người biết nói chuyện luôn nói những lời thích đáng vào thời cơ thích đáng.
2. Bỏ khinh ngôn (bỏ lời nói dễ dãi)
Lời nói không thể nói dễ dàng, nếu thay đổi lời đã nói, chi bằng không nói. Lời không được hứa dễ dàng, nếu hứa rồi lại thay đổi, chi bằng đừng hứa. Gặp chuyện đừng tùy tiện phát ngôn, nếu không sẽ mang họa vào thân; cũng đừng dễ dàng hứa hẹn với người khác, nếu không sẽ mất chữ tín.
3. Bỏ cuồng ngôn (bỏ lời nói ngông cuồng)
Không nên không biết nặng nhẹ, mà nói bậy nói càn. Nói bậy nói càn, thường xuyên phải hối hận. Sơn Âm Kim tiên sinh thời nhà Thanh từng nói: “Làm người hành sự đừng ngông cuồng, họa phúc sâu dày tự gánh chịu”. Ngông cuồng hay khiêm tốn, điều này trực tiếp liên quan đến họa-phúc của một người. Cái mà con người thể hiện trước mặt người khác không gì khác là lời nói và hành vi, mà lời nói thì lại trực tiếp nhất, cho nên nói chuyện kỵ nhất là lời ngông cuồng. Cuồng gây chú ý, cuồng gây căm ghét, rất dễ gây ra chuyện tai họa.
4. Bỏ trực ngôn (bỏ lời nói thẳng thừng)
Không nên nói thẳng không che đậy mà không nghĩ đến hậu quả, nếu không sẽ gây ra phiền toái. Lời thẳng thắn, phải nói vòng vo một chút, lời nói lạnh lùng như băng, phải tăng thêm nhiệt khi nói, nghĩ đến sự tự tôn của người khác, đặt sự tự tôn của người khác lên vị trí số một.
5. Bỏ tận ngôn (bỏ nói lời cạn kiệt)
Nói chuyện phải súc tích, đừng nói mà không chừa đường lui. Biết hết cũng không cần nói hết, chừa chút đường lui cho người khác, để chút khẩu đức cho chính mình. Trách người không cần trách khắt khe, khoan dung với người khác một chút cũng chính là cho mình một phần linh động, một đường lui.
6. Bỏ lậu ngôn (nói lộ chuyện)
Không được tiết lộ cơ mật. Sự dĩ mật thành, ngôn dĩ lậu bại (chuyện thành do giữ bí mật, nói lộ chuyện dễ gây ra thất bại). Đối với chuyện của người khác, tuyệt đối không được tiết lộ, đây là vấn đề nhân phẩm và nguyên tắc làm người, nó cũng dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Khi sự việc vẫn chưa thể chắc chắn, cũng không được nói những lời quả quyết, để tránh tạo ra ảnh hưởng không tốt, làm người khác cảm thấy phù phiếm và hà khắc.
7. Bỏ ác ngôn (lời nói ác độc)
Không nói những lời vô lễ và độc ác để làm tổn thương người khác. Người xưa nói, “Đao cắt dễ lành, ác ngôn khó tan”. Sự tổn thương bạn gây ra trong tâm gan người khác còn đau đớn hơn vạn lần vết thương gây ra trên thân thể.
8. Bỏ căng ngôn (lời nói kiêu căng)
Căng chính là tự đại, tự cho mình là đúng. Lão Tử nói: “tự phạt giả vô công, tự căng giả bất trưởng”. Người tự mình khoe tài ngược lại mất hết công lao, người tự đề cao bản thân sẽ không có tiến triển. Người nói lời kiêu căng, không phải kiêu ngạo thì là vô tri, dù là loại nào thì cũng đều bất lợi với sự trưởng thành của chính mình, và cũng dẫn đến sự chán ghét của người khác. Thần Hàm Quang cuối nhà Minh đầu nhà Thanh sở dĩ nói: “Tự khiêm tắc nhân dũ phục, tự khoa tắc nhân tất nghi” (tự khiêm tốn người khác phải phục, tự khen mình người khác chắc chắn nghi ngờ). Nói chuyện, không nên kiêu ngạo tự mãn, tự cho mình là đúng. Tự kiêu tự khen, là biểu hiện của thiếu bồi dưỡng phẩm tính.
9. Bỏ sàm ngôn (lời nói bịa đặt)
Sàm ngôn chính là nói những lời chê bai, những lời không tốt sau lưng người khác gây ly gián, nghi kỵ. Người xưa cho rằng, người nói lời sàm ngôn, đều là tiểu nhân. Triết học gia Vương Sung của Đông Hán từng nói: “Sàm ngôn thương thiện, thanh dăng ô bạch” có nghĩa là không nên nói xấu sau lưng người khác bởi nó sẽ làm cho thiên hạ đều không được yên ổn.
10. Bỏ nộ ngôn (bỏ lời nói tức giận)
Lúc tức giận không nên nói gì cả, vì lời nói được nói ra vào lúc này thường không được suy xét kĩ lương nên sẽ làm tổn thương mình và người khác.
Ngoại tình là điều tệ hại giết chết hôn nhân, có nhiều chị em gần như suy sụp khi biết chồng ngoại tình. Vậy khi chồng ngoại tình vợ nên làm gì?
Đừng khóc lu loa, đừng đuổi anh ấy đi
Thực tế, việc bạn khóc lo loa lên còn khiến anh ấy thoải mái hơn hẳn việc nhìn thấy bạn bình tĩnh, lạnh lùng. Hãy giữ tâm trạng của mình ổn định nhất có thể. Thời gian này, bạn có thể cân nhắc xem giữa hai bạn có vấn đề gì, mâu thuẫn của hai vợ chồng bạn ở đâu. Thời gian bạn tĩnh tâm, đủ để anh ấy sợ hãi và lo lắng, cũng như biết mình phải làm gì.
Đừng lờ đi, hoặc giả vờ như không có chuyện gì
Lờ đi và phủ nhận tất cả chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Dù rất đau khổ nhưng bạn phải đối mặt với sự thật. Lờ đi sự phản bội của chồng chỉ làm cho anh ta tiếp tục chuyện xấu. Giả vờ như không biết gì sẽ làm cho anh ta nghĩ rằng đã phản bội bạn một cách trót lọt, hoặc nghĩ rằng bạn đang đồng tình với mối quan hệ ngoài luồng đó.
Bằng một số cách, bạn nên thông báo cho anh ta biết bạn đã biết chuyện và muốn nó dừng lại. Bạn phải đối mặt và giải quyết chuyện này càng sớm càng tốt. Càng chần chừ, do dự, chồng sẽ càng gắn bó với người phụ nữ kia và càng khó để làm lại cuộc hôn nhân.
Chăm sóc bản thân
Hãy tìm cách thư giãn bản thân, đi đến spa, massage, ăn uống, nghỉ ngơi, mua sắm để làm tinh thần mình dịu lại, bù đắp cho thời gian bạn phải đau đớn, giận dữ, stress vì lỗi lầm mà kẻ khác gây ra. Hãy biết yêu quý bản thân mình, đừng tự hành hạ mình. Khi biết yêu quý bản thân bạn sẽ tìm cách giải quyết được khó khăn sao cho có lợi và làm tinh thần mình thoải mái nhất.
Đừng xúc phạm chồng
Đàn ông rất ích kỷ, bạn buộc phải chấp nhận điều này. Nhưng ngay cả khi nỗi đau lên đến đỉnh điểm, bạn cũng không nên hét vào mặt chồng những lời khó nghe hoặc nói bất cứ điều gì trên Facebook. Sẽ tốt hơn cả nếu bạn không nói gì với chồng cho đến khi cơn giận dữ được kiểm soát.
Nghe chồng giải thích
Dù đau khổ thể nào, hãy cố gắng ngồi lại nghe chồng giải thích. Hãy lắng nghe và cho chồng bạn có cơ hội giải thích, sau đó hãy suy nghĩ kĩ càng và đưa ra quyết định tha thứ hay là không. Nếu bạn tha thứ thì hãy đưa ra yêu cầu để anh ấy thực hiện và thay đổi, cho anh ấy biết rằng bạn sẽ không chấp nhận một sự phản bội nào nữa.
Đừng đối mặt với chồng mà không có sẵn kế hoạch
Hãy vạch ra cho mình các trường hợp. Rằng bạn sẽ làm gì khi chồng quyết định thế này hay thế khác. Hãy đủ mạnh mẽ để anh ấy thấy, bạn độc lập và có thể đối diện với mọi chuyện dù có bất cứ nỗi đau nào đến...
Bớt nghĩ tiêu cực đi cho dù điều đó là rất khó
Dù sao việc cũng xảy ra rồi hãy nên nghĩ thoáng và đừng gò ép mình vào những suy nghĩ tiêu cực. Hãy suy nghĩ kĩ càng, lạc quan về cuộc sống về mọi chuyện và nhớ rằng cuộc sống còn nhiều điều đáng đau khổ gấp nhiều lần việc bạn vừa trải qua.
Quyết định đi hay ở
Đây là một quyết định khó khăn. Nếu chồng bạn tỏ ra ăn năn thực sự, hãy thử cho anh ấy cơ hội, tất nhiên là trước đó tình cảm gia đình bạn tốt đẹp. Nếu câu trả lời là tích cực hãy quay về với chồng và đừng ép mình nghĩ đến chuyện cũ, nếu câu trả lời phần lớn tiêu cực và bạn không sẵn sàng bỏ qua chuyện cũ thì đừng nên quay lại vì chỉ khiến cuộc sống hai người thêm khổ sở mà thôi.
“Trần gian quán trọ đời mình Đến chơi một chút thình lình rồi đi Trăm năm tay giữ được gì Có mang xuống dưới âm ty bạc vàng?”
Ông Trương có một người con trai rất hiếu thảo. Trương Quân con trai ông tuy chỉ mới 20 tuổi, chưa có tuổi đời lâu năm trong ngành phòng cháy chữa cháy nhưng đã giành được rất nhiều huy chương khen thưởng. Mỗi lần nhìn những tấm huy chương của con treo ở nhà, ông rất tự hào và hãnh diện, cứ khi có bạn bè tới ông lại mang ra khoe.
Cha con ông vất vả lắm. Vợ ông không may mất sớm, để lại ông cảnh gà trống một mình nuôi con. Chân ông đi lại bất tiện, suốt ngày chỉ quanh quẩn với mấy sào ruộng và khoảnh vườn nhỏ sau nhà. Nhưng cũng nhờ mấy sào ruộng đó ông đã nuôi dưỡng Quân thành tài nên người. Giờ cậu đã đi làm đã có lương, tháng nào cũng gửi tiền về cho ông nên cuộc sống có thể coi là tạm ổn. Nhiều lần Trương Quân gợi ý ông tìm một người nào đó để bầu bạn, chăm nom những lúc trái gió trở trời nhưng ông đều gạt đi không nhắc đến.
Cha con ông Trương. (Ảnh minh họa)
Vì tính chất công việc, cậu phải công tác xa nhà luôn. Nhưng cứ hễ đến kỳ nghỉ lễ thể nào Quân cũng cố gắng về thăm cha. Mỗi lần thấy con vội vội vàng vàng về được vài ba ngày chưa kịp nghỉ ngơi lại phải lên đường trong lòng ông không khỏi xót xa. Vậy nên lúc nào ông cũng nói với con: “Được nghỉ có vài ngày như thế con ở lại đơn vị đi, đi đi lại lại làm gì cho nhọc. Cha biết con luôn quan tâm, nhớ tới cha vậy là được rồi mà”.
Nhưng lần nào cũng vậy Trương Quân đều trả lời ông: “Con làm thế sao được cha? Cha già rồi lại ở nhà một mình. Công việc của con thì bận quá, một năm chỉ về nhà được có một vài lần. Phải về nhìn thấy cha như vậy con mới yên tâm. Nếu con mà cứ đi miết thì là bất hiếu rồi”.
Tuy nhiên một năm trở lại đây, Trương Quân không về thăm ông như trước nữa. Lo lắng con trai gặp điều chẳng lành, ông gọi điện thoại tới đơn vị con. Vì là đơn vị bộ đội, ông gọi để nhờ người nhắn cho gặp con nhưng chờ mãi chẳng thấy. Họ bảo sẽ nhắn con trai gọi lại cho ông. Ông thẫn thờ đợi cả ngày trời mãi tới chiều tối mới có điện thoại con trai gọi về.
Cậu nói với ông bằng một giọng run run: “Cha à, cha dạo này có khỏe không?”
Ở đầu dây bên kia, ông Trương ngập ngừng: “Cha khỏe, mọi việc ở nhà bình thường. Con ốm hả Quân hay có chuyện gì? Sao lâu rồi cha không thấy con về? Con mau về đi chứ, lâu lắm rồi cha cũng chưa ra thăm mộ mẹ con. Chắc bà ấy cũng mong gặp con lắm đấy”.
Giọng con trai ông trầm trầm trong điện thoại: “Con xin lỗi vì lâu quá chưa về thăm cha. Đơn vị con bỗng có nhiệm vụ đặc biệt. Có lẽ trong vài năm tới con chưa thể về thăm cha được. Cha đừng lo lắng cho con. Mỗi tháng con vẫn sẽ đều đặn chuyển tiền cho cha. Cha yên tâm và cố gắng ăn uống cho khỏe nhé. Con đang bận chút việc. Thế nhé cha, có gì con sẽ liên lạc lại sau!”.
Sau cuộc điện thoại đó ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, vừa tròn 5 năm chưa một lần Quân về nhà thăm cha. Cùng xóm cũng có vài người ở gần đơn vị Quân nhưng họ vẫn về thường xuyên, còn con ông thì lại bặt vô âm tín. Mỗi lần đêm khuya trở trời khó ngủ, ông hay nằm suy nghĩ vẩn vơ và đôi khi cũng thấy có chút khó hiểu. Nhưng sau đó ông lại tự trấn an mình: “Con mình bận công tác thôi mà. Không được nghĩ ngợi nhiều sẽ làm con không yên tâm công tác”.
Một đêm mưa bão nọ, ông Trương bỗng lên cơn đau tim đột ngột bị ngất đi. May hôm đó có người hàng xóm sang mượn đồ nhìn thấy nên gọi xe cấp cứu đưa ông tới bệnh viện. Sau khi làm xét nghiệm kiểm tra, bác sĩ cho biết ông không còn sống được bao lâu nữa. Bác sĩ dặn ông hãy trân trọng khoảng thời gian còn lại của cuộc đời và làm những điều mình muốn.
Sống tới độ tuổi sáu mươi, khi đã ở xế chiều, với ông sống chết dường như không còn là vấn đề gì quan trọng nữa. Ông không thấy nó có gì đáng sợ hay còn vương vấn gì. Tự ông có thể cảm nhận sức khỏe và tình trạng bệnh của mình ra sao. Ông tự biết rằng thời gian của mình không còn lâu nữa. Chỉ là cậu con trai duy nhất của ông lâu quá không về. Ông chỉ hy vọng trước lúc mình nhắm mắt xuôi tay được một lần nhìn thấy con trai, được ôm nó vào lòng như mỗi lần nó về thăm ông.
Ông Trương lại gọi điện tới đơn vị xin gặp con trai. Lần này rất nhanh ông nghe được tiếng con trai trong điện thoai. Vội vàng gấp gáp như sợ không còn đủ thời gian, chưa kịp để con trai nói ông đã nói: “Quân à, mẹ con muốn cha tới làm bạn với bà ấy rồi. Có lẽ thời gian cha đợi con về cũng không còn được lâu nữa đâu. Con có thể đồng ý với cha một điều được không? Cha chỉ muốn trước khi cha về với mẹ con, con có thể về thăm cha một lần. Một lần thôi được không con?”
Đầu dây điện thoại bên kia bỗng nhiên im lặng lạ thường, rất lâu sau đó ông nghe thấy tiếng khóc của bốn năm người con trai trong điện thoại. Một người vừa khóc nấc lên vừa nói không thành lời với ông:
“Bác ơi! Chúng con vô cùng xin lỗi bác. Xin lỗi bác vì chúng con đã lừa dối bác trong thời gian qua. Anh Quân con trai bác đã hy sinh trong một lần làm nhiệm vụ cách đây 5 năm rồi ạ. Hôm đó ở khu chung cư gần đây xảy ra một vụ cháy. Cậu ấy vì cứu mạng một bé trai và cả cứu mạng chúng con nên đã hy sinh trong biển lửa rồi”.
“Anh ấy là một người con hiếu thuận, vì sợ bác đau buồn, nên trước khi hy sinh anh đã bảo chúng con đừng báo tin dữ này cho bác. Chúng con bất đắc dĩ mới phải giả làm con trai bác trong thời gian qua…”.
“Chúng con xin nguyện làm con trai bác, thay anh Quân phụng dưỡng lo cho bác như anh ấy. Con xin lỗi xin lỗi vì giờ này chúng con mới nói với cha tin đau buồn này!”.
Đến lúc này người bạn của Quân phải bật khóc, mới nói ra sự thật với ông Trương. (Ảnh theo zing.vn)
Chỉ nghe được tới đó ông Trương đã như người mất hồn, không còn đứng vững, để rơi cả điện thoại. Vịn một tay vào giường, ông run run lần tìm tấm ảnh con trai vẫn để dưới gối. Trong hình là ảnh Quân đang mỉm cười ôm cổ ông. Không kìm nổi lòng mình, trong cơn đau đớn tột cùng ông bật khóc như một đứa trẻ: “Con ơi, con ơi… Tại sao tại sao lại thế hả con? Con còn chưa kết hôn mà? Tại sao con lại bỏ cha lại một mình? Tại sao lại để kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh thế này hả con. Đau lòng quá đau lòng quá con ơi. Con đã hứa với cha sẽ lấy vợ để cha bế cháu, giờ lại bỏ lại cha một mình. Cha nhớ con, nhớ con lắm Quân ơi!”.
Ông đổ sụp xuống đất, trong tim cảm thấy đau đớn như hàng nghìn mảnh thuỷ tinh vỡ vụn đang đâm vào. Ông ôm lấy ngực, nghẹn ngào giữa những dòng lệ. Ông đã mất đi báu vật của đời mình. Ông cứ ngồi ở đó, bên ngoài ánh chiều tà đã chênh chếch ngả về tây. Nắng xuyên qua từng bậu cửa sổ, hắt ánh vàng leo lét lên khuôn mặt ông lão khốn khổ. Dòng lệ đã cạn khô, bây giờ là hư vô và trống rỗng.
Nhưng đúng lúc ấy, ông bất giác mỉm cười, một nụ cười héo hắt: “Kết thúc rồi, dù sao cũng sắp kết thúc rồi. Dù sao thì mình cũng không còn lưu lại quán trọ trần gian này bao nhiêu ngày nữa. Ba người gia đình chúng ta sẽ sớm tái hợp trên Thiên Đàng vậy. Con trai à, con đừng có đi nhanh quá như thế, đáng lẽ con phải đợi cha với chứ! Cha sẽ rất nhanh đuổi kịp con thôi…”.
Dứt lời, cả người ông Trương rung lên, đôi mắt như vô hồn cầm tấm ảnh của con trai trong tay lên. Khi giơ lên không trung nó đột ngột rơi xuống đất…
Góc Phái Đẹp bàn:
Người ta vẫn nói, trần gian chỉ là nơi quán trọ. Chúng ta đến với nhau là vì duyên, gắn bó với nhau là vì nợ, và chia lìa nhau cũng là để kết thúc duyên nợ này.
Đời người tuy dài, nhưng quay đầu lại mới thấy thật ngắn ngủi. Trăm năm trôi qua chỉ trong chớp mắt, đến phút cuối cuộc đời người ta mới nhận ra rằng: Giá như ta có thể yêu thương nhiều hơn nữa. Vậy nên, khi thời gian vẫn còn cho ta cơ hội, hãy trân quý mối lương duyên trời định ấy, để khi nhắm mắt xuôi tay, ta không còn gì phải luyến tiếc, không còn gì phải ân hận vì đã ‘yêu thương không đủ nhiều’…
Cuộc sống chúng ta luôn đồng thời tồn tại vật chất và tinh thần, cũng như con người có hai mặt thể xác và tâm hồn. Tuy vẻ bề ngoài là thứ nhìn thấy, dễ nhận biết, cũng là thứ để lại ấn tượng đầu tiên trong tâm trí con người, nó cũng lại là điều dễ dàng dẫn người ta đến những phán đoán sai lầm, dẫn người ta lạc lối. Bởi vì có rất nhiều sự việc tưởng vậy mà không phải vậy, dù có nhìn tận mắt cũng chưa hẳn đã thấy rõ chân tướng.
Chúng ta hãy cùng đọc hai câu chuyện ngắn sau đây và chiêm nghiệm về điều này.
Câu chuyện thứ nhất: Vị giám đốc và câu chuyện đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài
Câu chuyện sau đây kể về một cô gái trẻ đã phạm phải một sai lầm vô cùng ngốc nghếch.
Cô làm bồi bàn cho một nhà hàng cao cấp và công việc này giúp cô kiếm được khá nhiều tiền. Những vị khách quen giàu có của nhà hàng thường cho cô những khoản tiền boa hào phóng, có khi số tiền cô nhận được nhiều hơn cả tiền lương mỗi tháng của cô. Cô vô cùng yêu thích công việc của mình và muốn được gặp gỡ những người giàu có. Cô luôn tự hào về bản thân, đánh giá cao bản thân vì cô có dáng người thon thả, nước da trắng hồng và gương mặt xinh xắn. Cô nghĩ rằng mình sẽ có nhiều cơ hội tốt để thay đổi cuộc đời.
Một ngày nọ, có một người đàn ông nghèo khổ, ăn mặc rách rưới bước vào trong nhà hàng. Cô gái nhìn ông với ánh mắt khinh thường và muốn xua đuổi, bởi vẻ bề ngoài quê mùa của ông. Cô đoán rằng ông chỉ là một người nhà quê lần đầu ra tỉnh và có lẽ cũng chẳng có đủ tiền cho một bữa ăn ở đây, nói chi đến tiền boa cho cô. Đúng như những gì cô suy nghĩ, ông lão với chiếc áo cũ kĩ, bạc màu tiến lại chỗ cô và nói: “Làm ơn mang cho tôi một ly nước lọc.”
Một ngày nọ, có một người đàn ông tội nghiệp, nghèo khổ bước vào nhà hàng
Cô trả lời với giọng nói lạnh lùng: “Chúng tôi không có nước lọc. Chúng tôi chỉ phục vụ rượu và các thứ đồ uống khác. Làm ơn hãy rời đi cho, nếu như ông không gọi món.” Cô nói tiếp một cách thô lỗ: “Đây không phải là chỗ dành cho ông. Ông chẳng có xu nào dính túi! Đừng có lãng phí thời gian nữa. Làm ơn rời đi nhanh cho.” Ông lão đứng dậy, để lại một câu nói: “Đừng tỏ ra khiếm nhã như vậy với người khác, nếu không một ngày nào đó cô sẽ phải hối hận đấy.”
Buổi sáng ngày hôm sau, người quản lý của nhà hàng tập trung các nhân viên lại, nói với họ rằng: “Vị giám đốc điều hành mới sẽ tới đây hôm nay. Mọi người hãy cố gắng thể hiện thật tốt nhé.” Nghe được tin này, cô gái ngay lập tức nhìn ngắm lại vẻ bề ngoài của mình, thầm nghĩ: “Nếu mình tạo được ấn tượng tốt, chắc chắn mình sẽ được thăng chức.”
Một chiếc xe ô tô sang trọng đỗ bên ngoài và một ông lão dẫn đầu một nhóm người bước vào nhà hàng. Mọi người cúi chào và mỉm cười với nhóm người mới tới, đồng thanh hô lớn: “Chào mừng tân giám đốc!” Ông lão gật đầu đáp lễ. Vị quản lý mời cả nhóm ngồi và hỏi: “Giám đốc có lời nào muốn nhắc nhở mọi người không ạ?” Mọi người bắt đầu vỗ tay hưởng ứng, nhưng khi cô gái nhìn thấy khuôn mặt ông lão, tiếng vỗ tay của cô bỗng im bặt.
“Sao có thể là ông ấy?” Đó chẳng phải chính là ông lão mà cô đã đối xử tệ bạc ngày hôm qua sao? Cô đã bị sa thải gần như là ngay lập tức, và những giọt nước mắt ngậm ngùi rơi xuống vì những việc mà cô đã làm cũng chẳng hề nhận được lời an ủi nào từ ai cả.
Câu chuyện thứ hai: Lời cầu nguyện của ai được đáp trả?
Một ngày nọ có một con tàu bị đắm giữa biển khơi do gặp phải một cơn bão lớn và toàn bộ thủy thủ đoàn chỉ còn hai người đàn ông sống sót bơi được vào một hòn đảo hoang.
Sau khi hai người lên bờ, họ chẳng biết phải làm gì. Trò chuyện với nhau một lúc, họ bàn bạc thống nhất với nhau và đưa ra quyết định rằng chỉ còn phương cách duy nhất là cầu nguyện Chúa giúp đỡ và chờ đợi được giải cứu.
Tuy vậy, họ quyết định là sẽ phân chia lãnh thổ và mỗi người sống ở một bên đảo. Họ làm vậy để xác định xem lời cầu nguyện của ai hiệu quả hơn.
Họ chia đôi lãnh thổ và chờ đợi xem lời cầu nguyện của ai hiệu quả hơn
Để duy trì cuộc sống trên đảo, thứ đầu tiên mà họ cần là thực phẩm. Vì vậy, người đàn ông thứ nhất đã cầu xin Chúa ban cho anh ta lương thực và ngay ngày hôm sau, anh ta đã tìm thấy một cái cây ăn quả ở phần đất của mình. Anh ta vui mừng khi mọi việc khởi đầu thuận lợi và nhận thấy hòn đảo bên kia của người bạn vẫn là một vùng đất cằn cỗi, không một tiếng chim, cũng không có cây lương thực nào.
Sống trên đảo được hai tuần, người đàn ông đầu tiên cảm thấy cô đơn, trống trải và cầu nguyện sẽ có một người vợ. Ngày tiếp đó, một người phụ nữ sống sót từ sau vụ chìm tàu đã bơi được tới phần đất của anh ta và họ nên duyên vợ chồng. Phần đất bên kia vẫn im ắng và không có gì cả.
Rồi người đàn ông đầu tiên cầu nguyện sẽ có một mái nhà, quần áo và nhiều thực phẩm hơn. Giống như một phép màu, anh ta nhận được tất cả những thứ ấy. Ở hòn đảo đối diện, người thủy thủ còn lại vẫn không có gì. Anh ta sống sót qua ngày bằng những loài cỏ dại và ngủ dưới tán của những cây cọ lớn.
Thấy những lời cầu nguyện của mình luôn luôn được hồi đáp, người đàn ông đầu tiên nghĩ rằng Chúa đã thực sự cảm nhận được sự chân thành và tha thiết của anh ấy. Vì thế, anh này quyết định cầu nguyện sẽ có một con tàu đến đón anh ta và vợ mình rời hòn đảo. Sáng sớm ngày hôm sau, một con tàu đã cập bến tại phần đất của anh ta.
Anh ta và người vợ cùng bước lên tàu. Rồi người này nghĩ: “Chẳng có lời cầu nguyện nào của anh kia được đáp ứng cả, vậy thì anh ta hẳn là không xứng đáng được rời khỏi đảo.” Và người này quyết định sẽ bỏ mặc người kia ở lại đảo.
Trong lúc con tàu chuẩn bị rời bến, người đàn ông đầu tiên nghe thấy một giọng nói từ trời xanh vọng xuống: “Tại sao con lại bỏ bạn của con ở lại trên hòn đảo hoang vắng ấy một mình?”
Người này đáp: “Bởi vì mọi lời cầu nguyện của con đều được đáp ứng. Điều đó có nghĩa những phước lành con có được là nhờ vào đức tin của bản thân và sự nguyện cầu chân thành. Còn lời cầu nguyện của người kia chẳng hề được đáp ứng nên anh ta chẳng có gì cả, do đó con nghĩ rằng anh ta không xứng đáng được rời đảo cùng con.”
Giọng nói từ trời cao đáp lại: “Con ơi, con đã mắc sai lầm lớn rồi. Con nợ người kia nhiều lắm.”
Người đàn ông đầu tiên hỏi lại: “Xin Ngài giải thích cho con tại sao lại như vậy?”
“Con biết không, sở dĩ những lời cầu nguyện của con trở thành hiện thực là do người bạn của con đã thành tâm không ngừng cầu xin cho mọi lời cầu nguyện của con sẽ được đáp ứng!” Giọng nói từ trên trời vang vọng xuống.
Suy ngẫm:
Vẫn có câu rằng “Đừng đánh giá một cuốn sách thông qua trang bìa của nó”, hay một câu tục ngữ Trung Quốc là “Bạn không thể đo biển bao rộng bằng một chiếc bình” để nhắc nhở chúng ta một điều: vẻ bề ngoài hay những sự việc bề mặt có thể dễ dàng đánh lừa người ta.
Vẻ bề ngoài chỉ giống như lớp giấy bọc của một món quà, dù có đẹp và hoa mỹ tới mức nào cũng không thể thay thế được món quà và tâm ý của người tặng. Những gì bạn thấy chưa chắc đã là toàn bộ câu chuyện. Hơn nữa, giá trị của một con người, điều đáng trân quý ở một con người cũng không nằm ở vẻ bề ngoài, những đánh giá chủ quan của chúng ta, mà nằm ở thế giới nội tâm, nằm ở nhân cách và đức hạnh của họ.
Không ít người có bề ngoài xù xì, xấu xí nhưng mang trong mình trái tim ấm áp, tấm lòng bao dung biết lắng nghe và suy nghĩ cho người khác. Không ít người khoác trên mình mảnh áo cũ sờn rách rưới, nhưng nhân cách và đức hạnh của họ trong mọi hoàn cảnh lại như kim cương lấp lánh giống như anh bạn và ông lão trong hai câu chuyện trên. Chỉ khi chúng ta học được cách nhìn nhận và đánh giá một người từ việc cảm nhận tính cách, tâm tình của họ, ta mới có thể bước trên con đường hoàn thiện chính bản thân mình.
Một người đàn ông 42 tuổi sống tại bang Odisha – Ấn Độ phải vác thi thể vợ đi bộ suốt 12 km về nhà vì không có tiền thuê xe cứu thương chở.
Sống trong khu ổ chuột nghèo nhất Ấn Độ, hàng ngày, ông Dana Majhi phải đi làm những công việc chân tay nặng nhọc để nuôi vợ bị bệnh lao phổi và cô con gái 12 tuổi.
Bà Amang Dei bị căn bệnh lao phổi đã từ rất lâu nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên bà chỉ ở nhà uống thuốc để kìm hãm cơn bệnh qua ngày.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh của bà trở nên trầm trọng hơn và bắt buộc phải đến bệnh viện để chữa trị.
Trước tình hình đó, sáng ngày 23/8 ông Dana Majhi phải nghỉ việc, qua hàng xóm vay tiền để thuê xe đưa vợ đến bệnh viện trong tình trạng khẩn cấp.
Không được vào, hai cha con ngồi ngoài hành lang đợi, đến tối thì nhận đươc thông báo của bác sĩ là vợ ông đã qua đời. Ông không ngờ vợ mình lại ra đi đột ngột như vậy.
Giấu đi nỗi đau trong lòng, ông đến trình bày với ban quản lý bệnh viên vì gia đình quá nghèo nên không có tiền thuê xe để đưa vợ về, mong nhận được sự giúp đỡ. Nhưng kết quả ông nhận được vẫn chỉ là một câu trả lời ngắn gọn: “Xin lỗi! Chúng tôi không thể giúp ông”.
Nhìn vợ nằm sau một lớp khăn trắng trải dài trên giường bệnh. Ông đứng bên cạnh chỉ biết khóc rồi lẩm nhẩm câu “Xin lỗi”.
Thương vợ nhưng không còn cách nào khác, ông đành bảo cô con gái của mình giúp ông quấn thi thể vợ trong một tấm vải rồi xốc lên vai đem về nhà.
Thấy một người đàn ông đi bộ và trên vai là thi thể vợ của mình, còn bên cạnh cô con gái 12 tuổi vừa đi vừa khóc nức nở, nhiều người dân bên đường không khỏi ái ngại.
Trước tình huống như vậy, một nhóm phóng viên truyền hình tại địa phương đã tiến lại gần ông để tìm hiểu rõ sự việc. Sau đó, nhóm phóng viên trên đã liên lạc với một quan chức địa phương và sắp xếp xe cứu thương chở thi thể vợ, ông Majhi và cô con gái đáng thương về trong 50 km còn lại.
Biết được hoàn cảnh của gia đình, quan chức quận Kalahandi đã chỉ thị cho tổ chức địa phương đến thăm hỏi, giúp đỡ và tổ chức đám tang cho người vợ xấu số của ông Majhi.
Những người tốt sẽ không bị bỏ rơi. Bạn đừng ngần ngại giúp đỡ người khác bởi vì đó là một cách gián tiếp để bạn giúp đỡ mình. Khi có lòng tốt , lòng trắc ẩn, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Ông Majhi chắc hẳn cũng nguôi đi nỗi đau phần nào khi nhận được sự quan tâm, chia sẻ của mọi người.
Bị bệnh về gan, bà Nết uống thuốc Tây, chích thuốc ròng rã 6 năm trời. Kiên trì là thế nhưng tình trạng sức khỏe của bà không hề khá hơn.
Vậy mà chỉ sau mấy tháng uống thuốc có vị chủ lực là cây thù lù, bệnh tình của bà đã được khống chế.
400 triệu không cứu nổi lá gan, nhưng dùng cây thù lù lại có hiệu quả
Vị lương y chữa bệnh miễn phí.
Ông Nguyễn Văn E (67 tuổi, ngụ xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ) bị viêm gan siêu vi B đã nhiều năm qua. Ông điều trị Tây y, uống thuốc đều đặn nhưng vẫn không có kết quả. Nghiêm trọng hơn ông còn bị kháng thuốc, khiến bao nhiêu công sức và tiền bạc đều đổ sông đổ biển. Thấy có người quen uống thuốc Nam của thầy Tư Truyền ở xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang có hiệu quả nên ông tìm uống thử.
Sau gần 2 năm uống thuốc, bệnh tình của ông đã được kìm lại. Ông nói: “Tôi đi khám thì bác sĩ bảo nên tiếp tục uống thuốc Nam vì đã có hiệu quả. Vi rút viêm gan siêu vi B vẫn còn nhưng đã được kìm chế, không phát triển lên nữa”.
Để tường tận phương thuốc chữa bệnh gan của ông Tư Truyền, PV đã tìm tới nhà ông này. Một bà cụ từng bán bún gần nhà ông Tư Truyền cho biết: “Dân ở đây không mấy người uống thuốc của ông ấy, họ đi tìm những ông thầy chỗ khác, xa hơn.
Còn người ở xa thì tới bốc thuốc của thầy Tư nhiều lắm, có ngày mấy chiếc ô tô tới lấy thuốc lận. Họ ở các tỉnh gần đây, ở TP. HCM cũng có nữa”.
Ông Tư Truyền cho biết, ông đã chữa trị cho rất nhiều người bệnh gan, trong đó có u gan, xơ gan và các loại viêm gan siêu vi. Để có được số thuốc phục vụ hàng trăm người bệnh mỗi tháng, ông Truyền phải đi rất nhiều nơi để thu gom thuốc.
Có lúc thiếu thuốc, ông phải sang tận Campuchia để lấy. Ông Truyền cho rằng, mỗi lương y đều có những cách khác nhau khi sử dụng, kết hợp các cây thuốc Nam để trị bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ thể người bệnh có hợp với thuốc hay không.
Để trị bệnh gan, những cây thuốc ông Truyền quen dùng là: thù lù (chủ lực), ô rô, huyết rồng, mướp gai, bàng biển… Tùy vào thể trạng của người bệnh mà ông có sự gia giảm các vị thuốc sao cho hợp lý.
Ông Tư Truyền cho biết, trong các cây thuốc trên, thù lù là loại rất dễ kiếm vì mọc hoang rất nhiều. Cây mướp gai cũng là một loại thuốc trị bệnh về gan rất tốt, mọc hoang nhưng khó tìm và ngày càng khan hiếm. Những cây như ô rô, huyết rồng thì nhiều người dân trồng trong nhà để làm cảnh nên cũng rất dễ tìm.
Vị lương y chia sẻ: “Đối với những bệnh gan siêu vi, phải dùng những vị thuốc mạnh để tấn công vào các loại vi rút gây bệnh, ngoài ra cần phải kê thêm những vị thuốc khác để làm mát cơ thể.
Viêm gan siêu vi các loại nếu không chữa trị được thì sẽ trở thành xơ gan. Nhiều bệnh nhân uống thuốc Tây có thuyên giảm nhưng không cẩn thận trong ăn uống, bệnh sẽ tái phát”.
Phòng chẩn trị của ông Tư Truyền ngày thường đều đón hàng chục lượt bệnh nhân đến bốc thuốc. Ông Tư Truyền coi việc chữa trị cho người bệnh là việc nên làm nên hoàn toàn từ thiện, không thu tiền.
Tuy nhiên, nhiều người đến khám bệnh vẫn đóng góp vài chục ngàn để ông có chi phí xăng xe, mua bọc ni lông đựng thuốc… Một số trường hợp người bệnh khó khăn, ông cương quyết từ chối nhận tiền, dù họ có lòng.
“Cải tạo” lá gan bằng cây cỏ
PV đã trò chuyện với 1 bệnh nhân từng được thầy Truyền giành lại mạng sống từ tay tử thần, vì bị căn bệnh u gan quái ác hành hạ! Bệnh nhân ấy là bà Lê Thị Nết (69 tuổi).
Bà Nết đón tiếp chúng tôi niềm nở, gương mặt bà hồng hào, tươi vui. Trông bà không giống một người bị bệnh tật hành hạ và nhất là không giống với người đã gần 70 tuổi chút nào.
Thế nhưng thực tế là bà từng bị bệnh gan năm 2008. Sau khi nắm được bệnh tình của mình, bà uống thuốc Tây, chích thuốc ròng rã 6 năm trời. Kiên trì là thế nhưng tình trạng sức khỏe của bà không hề khá hơn.
Bà Nết cười hiền lành kể chuyện: “Năm 2008, nhà đang vô vụ gặt lúa, thấy chồng với mấy đứa nhỏ làm việc vất vả, tôi cũng bươn mình ra làm. Được mấy bữa, tôi thấy trong người không được khỏe, nóng sốt liên miên, uống thuốc mà không đỡ.
Ra một phòng khám tư ngoài Thốt Nốt khám, người ta kêu tôi bị tiểu đường. Họ chích thuốc, phát thuốc uống rồi cho tôi về nhà”.
Một thời gian sau, chưa yên tâm lắm nên khi có dịp, bà Nết cùng người quen lên TP. HCM để khám bệnh. Tại Bệnh viện Hòa Hảo, bác sĩ lại thông báo rằng bà không phải bị tiểu đường mà là men gan cao.
Bà Nết tiếp tục uống thuốc Tây trong gần 3 tháng để điều trị men gan. Quãng thời gian sau đó, sức khỏe của bà Nết suy giảm rõ rệt, nguyên nhân chủ yếu là từ gan gây ra.
“Tôi ăn uống có được gì đâu, ngủ cũng không được. Nhờ mấy đứa con chăm lo, tôi uống thuốc liên tục rồi chích thuốc đủ các kiểu, tôi mới sống được đó chớ. Nhưng tôi thấy mình giống như duy trì cuộc sống thôi chứ sức khỏe tôi tụt dữ lắm. Chán nản vô cùng.
Tôi chữa trị 6 năm hết chừng 400 triệu đồng chứ ít gì! Nhà mình làm nông, vất vả bao nhiêu mới có được chừng đó vốn, tiếc lắm…”, bà Nết nhớ lại.
Đầu năm 2014, bà Nết khám định kỳ tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM). Tại đây, các bác sĩ thông báo bà có khối u trong gan.
Người con trai út của bà Nết cho biết: “Khối u trong gan của mẹ tôi là ác tính, kích cỡ là 2mm. Như vậy là bệnh tình mẹ tôi đã nghiêm trọng lắm rồi. Anh em trong nhà không dám nói với mẹ bệnh tình như thế nào, chỉ lo bàn bạc tìm phương án cứu chữa”.
Bà Nết kể thêm: “Bác sĩ kêu tôi bị nhiều bệnh, rồi điều trị như thế này, thế kia. Tôi mệt mỏi lắm, tôi không sợ chết nữa. Tôi thấy nản nên từ chối hết, quyết định trở về nhà, bệnh tình ra sao thì ra”.
Bà Nết buông xuôi nhưng những người con của bà thì không. Hai anh con trai của bà bàn bạc đi tìm thuốc Nam cho mẹ uống thử. Ý kiến này bị chồng bà Nết gạt đi cho rằng, phí công vô ích.
“Chồng tui kêu rằng, thuốc Tây uống cỡ đó mà không cứu nổi tui thì thuốc Nam ăn thua gì”, bà Nết cười nhớ lại.
Vốn biết tiếng tăm 1 ông thầy thuốc Nam nổi tiếng ở miệt Chợ Mới (An Giang), những người con của bà Nết đưa bà đến gặp thầy.
Bà Nết kể lại giây phút đó: “Ông thầy này tên Tư Truyền, lúc bắt mạch cho tôi xong, ổng hỏi tôi có sợ chết không? Tôi nói rằng mình đã chữa trị suốt 6 năm trời, trước sợ lắm nhưng giờ… hết sợ rồi. “Có gì thầy cứ nói tới luôn đi, tôi không sợ đâu”, tôi nói thẳng vậy.
Ông thầy nghe vậy thì giải thích bệnh tình cho tôi hay, rồi bốc thuốc cho về uống. Tôi uống thuốc nhưng không trông mong gì nhiều, ý con mình thì mình chiều thôi. Vậy mà cuối cùng tôi hết bệnh!”.
Nơi bà Nết đến lấy thuốc là Phòng Chẩn trị Đông y của ông Nguyễn Văn Truyền (Tư Truyền). Cứ mỗi lần, bà Nết lấy thuốc đủ uống trong 1 tuần hoặc 10 ngày. Uống hết, bà quay lại để thăm khám rồi mới lấy thuốc tiếp.
Vài chục thang thuốc đầu, bà Nết đã thấy cơ thể mình khác đi rất nhiều. Nhưng bà Nết và gia đình vẫn chưa tin là lá gan có thể hồi phục. Bảy, tám tháng sau, ngồi cảm nhận lại, bà Nết giật mình! Bà khỏe mạnh và hoạt bát hơn nhiều. Những người con mừng thầm và động viên mẹ đi siêu âm để kiểm tra lại.
Sau khi siêu âm tại Bệnh viện Hạnh Phúc (TP. Long Xuyên), bác sĩ vui mừng thông báo với bà Nết và con trai rằng: Khối u ác tính trong gan bà Nết đã được “khống chế”. “Bác sĩ giải thích rằng, khối u vẫn còn đó nhưng không phát tán ra nữa. Bác sĩ còn dặn đang uống thuốc Nam thì cứ tiếp tục, đừng dừng lại”, con trai bà Nết không giấu được niềm vui nói.
Hiện nay, cuộc sống của bà Nết luôn tràn ngập tiếng cười, khi bệnh tật bị đẩy lùi, bà sống vui vẻ hơn trước rất nhiều. Từ câu chuyện của bà Nết, nhiều người bệnh khác ở xã Trung An cũng tìm hiểu rồi bốc thuốc của ông Tư Truyền về uống và đã có kết quả.
Cây thù lù là vị thuốc chủ lực được ông Tư Truyền dùng trong các thang thuốc chữa bệnh gan, nhưng theo ông, để hiệu quả điều trị cao thì phải kết hợp với nhiều cây thuốc khác. Người bệnh không nên tự nấu nước thù lù uống mà nên có sự tư vấn, hướng dẫn của người có chuyên môn.
Lương y Nguyễn Thiện Chung (Chủ tịch Hội Đông y huyện Tịnh Biên) giải thích thêm: “Thù lù chia làm 3 loại, thù lù cạnh, hay còn gọi là tầm bóp, lồng đèn là có giá trị chữa bệnh hơn cả. Hai loại còn lại là thù lù nhỏ, thù lù lông ít có giá trị trong Đông y hơn”. Ngoài ra, các nhà khoa học xác định, thù lù có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ, loại cây này thích hợp và phát triển ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Ở một số tỉnh thành phía Bắc nước ta, phần lá non của cây thù lù còn được người dân dùng như một loại rau để ăn. Từ lâu trong dân gian, loại cây này đã được biết đến như một thứ dược liệu có khả năng chữa nhiều bệnh.
Điều trị bệnh, nhất là những căn bệnh nan y luôn là vấn đề nan giải trong ngành y tế. Dù áp dụng phương pháp Tây y hay Đông y, người bệnh cần phải tuân thủ theo những quy định mà bác sĩ đưa ra. Bệnh tình có thể thuyên giảm hay bình phục còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.