Vượt qua hạn chế về kinh phí, kĩ xảo để tạo nên tác phẩm kinh điển, dù 30 năm đã qua đi câu chuyện hậu trường của đoàn làm phim Tây Du Ký vẫn là mối quan tâm hàng đầu của khán giả truyền hình.
Ngày nay, kĩ xảo điện ảnh phát triển khiến các nhà làm phim Trung Quốc trở nên "lười biếng", dù chỉ là cảnh đơn giản hay đạo cụ bình thường, thậm chí chiếc bánh bao họ cũng không buồn chuẩn bị mà đều dửa cả và kĩ xảo. Điều này khiến cho người xem đôi khi bực mình về độ chân thực của tác phẩm đồng thời buồn thay cho nền điện ảnh từng một thời vang bóng với những siêu phẩm kinh điển nổi tiếng toàn Châu Á dù đã được sản xuất cách đây hàng chục năm trong điều kiện thiếu thốn đủ thứ.
Nói đến các bộ phim đặc sắc của Trung Quốc, không thể không kể đến Tây Du Ký 1986. Dù đã qua đi 30 năm nhưng những câu chuyện kể về thời kì "gian khổ" quay phim của đoàn làm phim luôn khiến nhiều người kinh ngạc và khâm phục mỗi khi nhắc tới.
Vào thời xưa, hầu hết các cảnh trong phim đều là diễn viên thực hiện mà không cần đóng thế vì vậy các nhân viên phải kĩ lưỡng kiểm tra để đảm bảo an toàn cho các cảnh bay nhảy, nhất là vai diễn Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng.
Các thầy trò Đường Tăng phải lội xuống sông để thực hiện cảnh quay, riêng Lục Tiểu Linh Đồng còn phải ngồi trên chiếc thang để quay cảnh bay vô cùng nguy hiểm.
Thời tiết quay phim khi thì nóng bức, lúc lại lạnh giá thất thường, các diễn viên cũng như đạo diễn tranh thủ hóng mát khi làm việc trong tiết trời oi nóng.
Thời ấy hóa trang tốn nhiều kinh phí cũng như thời gian vậy các diễn viên cả ngày đều phải mang diện mạo của nhân vật mình đóng vô cùng khó chịu.
Điều kiện thiếu thốn, lại di chuyển qua nhiều địa phương đường xá xa xôi hiểm hóc nên đoàn phim khó mang theo nhiều đồ đạc. Họ tận dụng những thứ nhỏ nhặt để làm đạo cụ, ví dụ như quả nhân sâm này được hình thành từ củ sắn.
Kĩ xảo chưa phát triển nên không thể cắt ghép mặt diễn viên mà phải có đến hai người tương tự nhau để đóng cảnh phân biệt Ngộ Không thật, giả.
(Nguồn ảnh: Internet)