Đêm đổ mồ hôi, bốc hỏa, mất ngủ… là những dấu hiệu cho thấy nội tiết tố nữ của cơ thể đang bị mất cân bằng, nhất là ở những phụ nữ trung niên trong thời kỳ mãn kinh. 10 loại thực phẩm sau sẽ giúp bạn ngăn chặn sự mất cân bằng nội tiết tố nữ và làm giảm các triệu này.
Tiền mãn kinh là quá trình thường thấy ở phụ nữ, xảy ra trước hay khi đã tắt kinh với một số triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ra mồ hôi, nóng trong người, mặt đỏ, bứt rứt trong người, cảm giác chân tay tê hoặc kiến bò ngoài da, hồi hộp hay quên, kinh nguyệt không đều… do nội tiết tố nữ sụt giảm.
Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu từ tuổi 45-50, có thể diễn ra trong thời gian ngắn từ 5, 7 tháng, dài có thể 1, 2 năm hoặc lâu hơn, có người kéo dài hơn 10 năm.
Sử dụng hợp lý các loại thực phẩm có thể điều hòa nội tiết tố, giảm thiểu những phản ứng khó chịu, chế độ ăn nên chứa nhiều trái cây tươi và rau quả, hạn chế những thức ăn nhiều gia vị, các loại đồ ngọt và thực phẩm chế biến.
1. Các loại thực phẩm tốt cho thời kỳ mãn kinh?
Đậu nành nữ hoàng của các loại thực phẩm cho phái nữ. Các nhà nghiên cứu cho rằng đậu nành giảm các triệu chứng mãn kinh như nóng bừng. Đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành khác là nguồn cung cấp protein, sắt và canxi tuyệt vời.
Các loại rau xanh như cải xoăn, rau muống, rau ngót… cung cấp chất sắt, chất xơ, vitamin C, mangan, canxi, đồng, vitamin B và chất chống oxy hóa.
Cần tây rất giàu chất xơ có thể giảm bớt táo bón mãn kinh, kém ăn, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn nội tiết, lipid máu cao
Cà chua giàu vitamin B, ăn nó có thể cải thiện các triệu chứng nóng bừng của mãn kinh.
Táo tàu làm giảm bồn chồn, mất ngủ, khó chịu, tâm trạng thay đổi.
Quả kỷ tử có thể nuôi dưỡng gan và thận, tốt cho trí não, cải thiện vòng eo và đau đầu gối, chóng mặt, ù tai, nóng và các triệu chứng mãn kinh khác.
Ngó sen rất giàu chất sắt, canxi… có thể bổ sung khí huyết, giảm lo lắng, giảm bớt căng thẳng, lo âu khi mãn kinh.
Hạt sen, phụ nữ mãn kinh ăn hạt sen có thể làm giảm khó chịu, mất ngủ, lo âu.
Sơn tra có thể hạ lipid máu, cải thiện huyết áp mãn kinh, cholesterol cao và béo phì.
Dâu tằm có thể sinh âm bổ huyết, tốt cho thận và xương khớp.
2. Cách chế biến
Rau muống xào
Rau muống 700 gram, dầu, hành, tỏi, muối, bột nêm. Rửa rau muống; chảo cho dầu vào đun nóng, phi hành, tỏi, cho rau vào xào, thêm muối, bột nêm.
Cần tây đậu phụ
Đậu phụ 300 gram, cần tây 100 gram, muối, hành lá, gừng, bột canh, dầu mè. Đậu hũ rửa sạch và cắt thành hình vuông; cần tây cắt thành từng phần, đã trần bằng nước sôi, vớt ra để ráo nước. Cho cần tây, đậu phụ, muối, hành lá, gừng, bột nêm, dầu mè trộn đều và bắt đầu ăn.
Cà chua súp quả kỷ tử táo tàu
1 quả trứng, 6 quả táo tàu, cẩu kỷ tử 20 gram, 300 gram cà chua thái hạt lựu, dầu, bột nêm, muối vừa đủ. Đun nóng chảo, rán trứng, thêm một ít nước đun sôi, đặt táo tàu, cẩu kỷ tử, cà chua thái hạt lựu, bột nêm, muối rồi nấu chín.
Nộm ngó sen
Ngó sen 500 gram, đường, muối, giấm, dầu mè. Ngó sen bóc vỏ, thái hạt lựu, luộc trong nước sôi, vớt ra thêm đường, muối, giấm và dầu mè, trộn ngay lập tức là được. Bạn cũng có thể bổ sung thêm vừng lạc, tôm nõn và tai heo để tăng hương vị cho món ăn.
Trà lá sen sơn tra
Táo gai (quả sơn tra) 25 gam, lá sen 20 gram, sơn tra 25 g, lá sen 20g, thêm lượng nước vừa đủ sắc lấy nước, dùng uống thay trà.
Ngoài việc lựa chọn chế độ ăn, bạn nên có những bài tập luyện phù hợp, có thể là tập thể dục, yoga, thiền định, khí công… những hoạt động này giúp bạn tăng cường sức khỏe, cân bằng tâm lý trong thời kỳ tiền mãn kinh.
Tân Hạ tổng hợp