Khi tôi còn bé, mỗi khi bố sửa chữa đồ đạc trong nhà, ông lại nhờ tôi đứng cạnh và giữ hộ ông cái búa. Ông làm vậy không phải vì muốn tôi giúp đỡ, mà để chúng tôi có thời gian trò chuyện cùng nhau.Ông thường hỏi tôi về chuyện ở trường, liệu tôi học có tốt không, bạn bè đối xử với tôi thế nào và lắng nghe mọi tâm sự của tôi. Những buổi trò chuyện ấy là miền ký ức quan trọng của tuổi thơ tôi…Bố tôi là một người đàn ông của gia đình, tôi chưa từng thấy ông đi nhậu nhẹt hay la cà quán xá bên ngoài với bạn bè. Bố tôi luôn về thẳng nhà khi tan làm và dành thời gian để chăm sóc gia đình.Tôi lớn lên và đi học xa nhà, kể từ đó, bố có một thói quen là gọi điện cho tôi vào mỗi sáng Chủ Nhật, cho dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra.Sau này, khi tôi có công việc và gia đình ổn định, vợ chồng tôi đã tích lũy đủ tiền để mua một căn hộ. Bố tôi đã đến giúp và tự mình sơn nhà cho tôi trong ba ngày liền, dưới cái nắng gần 40 độ giữa mùa hè. Bố nói: “Đứng cạnh đây cầm hộ bố cái chổi quét sơn này nhé, tranh thủ trò chuyện một chút nào. Dạo này con thế nào con gái?”. Nhưng cứ chốc chốc tôi lại phải chạy đi nghe điện thoại hoặc chuyển bớt đồ đạc vào trong nhà nên tôi đã không nói được gì nhiều với bố. “Bố ơi hôm nay con bận quá, bố thông cảm cho con nhé”. Bố mỉm cười và ra dấu hiệu “Bố hiểu mà” với tôi, rồi ông lại quay lại cặm cụi quét sơn.Bốn năm trước, bố đến thăm chúng tôi. Ông đã dành hàng giờ đồng hồ để lắp cho con gái tôi chiếc xích đu. Ông nói: “Mang cho bố một chén trà được không con gái. Ngồi cạnh bố trong lúc bố làm nhé”. Nhưng lúc đó, tôi lại cần chuẩn bị hành lý cho chuyến đi sắp tới của mình, nên tôi chỉ nói được đôi ba câu với ông rồi lại vội vàng làm nốt công việc đang dang dở.Vào một buổi sáng Chủ nhật, như thường lệ tôi và bố lại nói chuyện qua điện thoại, tôi chợt nhận ra bố bắt đầu đãng trí. Bố quên cả những chuyện tôi vừa kể cho ông mấy ngày trước. Nhưng tôi đang có việc gấp nên lại nhanh chóng cúp máy: “Bố, con lại có việc rồi. Bố con mình sẽ nói chuyện sau nhé”. Trước khi tôi tắt máy, ông đã thì thào câu nói gì đó, nhưng vì quá vội vàng và gấp gáp, tôi đã không để tâm.Vài tiếng sau, tôi nhận được một cuộc gọi để thông báo bố tôi đưa được vào bệnh viện vì một cơn tai biến. Ông đã rơi vào tình trạng hôn mê. Tôi liền tức tốc mua vé máy bay để bay về quê. Hai tiếng trên máy bay đó là hai tiếng dài nhất của cuộc đời tôi. Tôi hối hận nhận ra mình đã bỏ lỡ biết bao nhiêu dịp để trò chuyện với bố.Tôi chạy như bay vào bệnh viện thế nhưng đã quá muộn, bố tôi đã vừa trút hơi thở cuối cùng. Tôi bàng hoàng, gục bên giường bệnh của bố, nức nở… Giờ đây, bố mới chính là người không có thời gian nói chuyện với tôi nữa. Cho dù tôi có xin lỗi ông ngàn lần, cho dù tôi khóc hết nước mắt cũng không thể nào mang ông quay trở về, để tôi có thể bù đắp và dành nhiều thời gian hơn cho ông…Tôi cứ nghĩ mãi về ngày hôm ấy trong day dứt và hối hận. Sau này, nghe mọi người kể lại tôi mới biết điều ông định nói trước khi tôi tắt máy ngày hôm đó. Ông bảo: “Con gái ơi! Bố muốn làm món canh cà bung cho con. Về ngồi cạnh nói chuyện với bố nhé!” Tôi nghẹn ngào trong từng tiếng nấc khi nghe những lời ấy. Canh cà bung gắn liền với tuổi thơ của tôi, đó là món ăn mà tôi rất thích. Ngày đó bố tôi vẫn thường nấu nó cho tôi mỗi lần tôi có chuyện buồn hay bị bạn bè bắt nạt. Canh cà bung trở thành liều thuốc tinh thần đặc biệt, là miền kí ức đẹp đẽ, là tình yêu vô bờ của bố tôi…Tôi nhận ra tôi đã quá vô tâm với bố mình, tôi chưa từng hỏi ông những điều ông mong ước, những tâm tư tình cảm của ông, những nỗi niềm ông muốn chia sẻ. Những buổi ngồi cạnh bố nói chuyện, vẫn chỉ là ông hỏi thăm, quan tâm lo lắng tới cuộc sống của tôi. Tất cả những gì bố mong muốn tôi làm chỉ là dành một chút thời gian với ông, nhưng ngay cả yêu cầu nhỏ đó tôi cũng không thực hiện được. Chỉ khi ông đã sang thế giới bên kia, tôi mới hiểu điều ấy.Đến cuối cuộc đời, ông vẫn dành tấm lòng bao dung, thương yêu chân thành nhất cho tôi. Có lẽ tôi đã quá quen với sự hy sinh vô điều kiện này của ông mà quên đi cả nghĩa vụ làm con của mình… Tôi tự nhủ với bản thân, sẽ chăm sóc những đứa con mình tận tâm như bố đã làm với tôi…
Suy ngẫm:Đôi khi chúng ta thường coi sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ dành cho mình là hiển nhiên. Ta yêu cầu, đòi hỏi cha mẹ phải hiểu mình nhưng liệu chúng ta có cố gắng hiểu tấm lòng của họ? Phận làm con, chúng ta cần dành thời gian yêu thương và thấu hiểu họ cho dù cha mẹ không mong cầu được đền đáp. Có như vậy, cuộc sống gia đình mới thật sự êm ấm và mỗi con người cũng vì thế mà tích được đức, có thêm nhiều phần phúc phận.Đừng như cô gái trong câu chuyện này, hãy dành thời gian để hiểu hơn về những tâm tư của cha mẹ mình. Vì họ chính là những người hùng thầm lặng, vĩ đại nhất mà bạn cần biết ơn trong cuộc đời này…Bảo Ngọc biên dịch
Ông thường hỏi tôi về chuyện ở trường, liệu tôi học có tốt không, bạn bè đối xử với tôi thế nào và lắng nghe mọi tâm sự của tôi. Những buổi trò chuyện ấy là miền ký ức quan trọng của tuổi thơ tôi…
Bố tôi là một người đàn ông của gia đình, tôi chưa từng thấy ông đi nhậu nhẹt hay la cà quán xá bên ngoài với bạn bè. Bố tôi luôn về thẳng nhà khi tan làm và dành thời gian để chăm sóc gia đình.
Tôi lớn lên và đi học xa nhà, kể từ đó, bố có một thói quen là gọi điện cho tôi vào mỗi sáng Chủ Nhật, cho dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra.
Sau này, khi tôi có công việc và gia đình ổn định, vợ chồng tôi đã tích lũy đủ tiền để mua một căn hộ. Bố tôi đã đến giúp và tự mình sơn nhà cho tôi trong ba ngày liền, dưới cái nắng gần 40 độ giữa mùa hè. Bố nói: “Đứng cạnh đây cầm hộ bố cái chổi quét sơn này nhé, tranh thủ trò chuyện một chút nào. Dạo này con thế nào con gái?”. Nhưng cứ chốc chốc tôi lại phải chạy đi nghe điện thoại hoặc chuyển bớt đồ đạc vào trong nhà nên tôi đã không nói được gì nhiều với bố. “Bố ơi hôm nay con bận quá, bố thông cảm cho con nhé”. Bố mỉm cười và ra dấu hiệu “Bố hiểu mà” với tôi, rồi ông lại quay lại cặm cụi quét sơn.
Bốn năm trước, bố đến thăm chúng tôi. Ông đã dành hàng giờ đồng hồ để lắp cho con gái tôi chiếc xích đu. Ông nói: “Mang cho bố một chén trà được không con gái. Ngồi cạnh bố trong lúc bố làm nhé”. Nhưng lúc đó, tôi lại cần chuẩn bị hành lý cho chuyến đi sắp tới của mình, nên tôi chỉ nói được đôi ba câu với ông rồi lại vội vàng làm nốt công việc đang dang dở.
Vào một buổi sáng Chủ nhật, như thường lệ tôi và bố lại nói chuyện qua điện thoại, tôi chợt nhận ra bố bắt đầu đãng trí. Bố quên cả những chuyện tôi vừa kể cho ông mấy ngày trước. Nhưng tôi đang có việc gấp nên lại nhanh chóng cúp máy: “Bố, con lại có việc rồi. Bố con mình sẽ nói chuyện sau nhé”. Trước khi tôi tắt máy, ông đã thì thào câu nói gì đó, nhưng vì quá vội vàng và gấp gáp, tôi đã không để tâm.
Vài tiếng sau, tôi nhận được một cuộc gọi để thông báo bố tôi đưa được vào bệnh viện vì một cơn tai biến. Ông đã rơi vào tình trạng hôn mê. Tôi liền tức tốc mua vé máy bay để bay về quê. Hai tiếng trên máy bay đó là hai tiếng dài nhất của cuộc đời tôi. Tôi hối hận nhận ra mình đã bỏ lỡ biết bao nhiêu dịp để trò chuyện với bố.
Tôi chạy như bay vào bệnh viện thế nhưng đã quá muộn, bố tôi đã vừa trút hơi thở cuối cùng. Tôi bàng hoàng, gục bên giường bệnh của bố, nức nở… Giờ đây, bố mới chính là người không có thời gian nói chuyện với tôi nữa. Cho dù tôi có xin lỗi ông ngàn lần, cho dù tôi khóc hết nước mắt cũng không thể nào mang ông quay trở về, để tôi có thể bù đắp và dành nhiều thời gian hơn cho ông…
Tôi cứ nghĩ mãi về ngày hôm ấy trong day dứt và hối hận. Sau này, nghe mọi người kể lại tôi mới biết điều ông định nói trước khi tôi tắt máy ngày hôm đó. Ông bảo: “Con gái ơi! Bố muốn làm món canh cà bung cho con. Về ngồi cạnh nói chuyện với bố nhé!” Tôi nghẹn ngào trong từng tiếng nấc khi nghe những lời ấy. Canh cà bung gắn liền với tuổi thơ của tôi, đó là món ăn mà tôi rất thích. Ngày đó bố tôi vẫn thường nấu nó cho tôi mỗi lần tôi có chuyện buồn hay bị bạn bè bắt nạt. Canh cà bung trở thành liều thuốc tinh thần đặc biệt, là miền kí ức đẹp đẽ, là tình yêu vô bờ của bố tôi…
Tôi nhận ra tôi đã quá vô tâm với bố mình, tôi chưa từng hỏi ông những điều ông mong ước, những tâm tư tình cảm của ông, những nỗi niềm ông muốn chia sẻ. Những buổi ngồi cạnh bố nói chuyện, vẫn chỉ là ông hỏi thăm, quan tâm lo lắng tới cuộc sống của tôi. Tất cả những gì bố mong muốn tôi làm chỉ là dành một chút thời gian với ông, nhưng ngay cả yêu cầu nhỏ đó tôi cũng không thực hiện được. Chỉ khi ông đã sang thế giới bên kia, tôi mới hiểu điều ấy.
Đến cuối cuộc đời, ông vẫn dành tấm lòng bao dung, thương yêu chân thành nhất cho tôi. Có lẽ tôi đã quá quen với sự hy sinh vô điều kiện này của ông mà quên đi cả nghĩa vụ làm con của mình… Tôi tự nhủ với bản thân, sẽ chăm sóc những đứa con mình tận tâm như bố đã làm với tôi…
Suy ngẫm:
Đôi khi chúng ta thường coi sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ dành cho mình là hiển nhiên. Ta yêu cầu, đòi hỏi cha mẹ phải hiểu mình nhưng liệu chúng ta có cố gắng hiểu tấm lòng của họ? Phận làm con, chúng ta cần dành thời gian yêu thương và thấu hiểu họ cho dù cha mẹ không mong cầu được đền đáp. Có như vậy, cuộc sống gia đình mới thật sự êm ấm và mỗi con người cũng vì thế mà tích được đức, có thêm nhiều phần phúc phận.
Đừng như cô gái trong câu chuyện này, hãy dành thời gian để hiểu hơn về những tâm tư của cha mẹ mình. Vì họ chính là những người hùng thầm lặng, vĩ đại nhất mà bạn cần biết ơn trong cuộc đời này…
Bảo Ngọc biên dịch